Chính sách Đặc khu kinh tế Rason

Năm 1991 đặc khu kinh tế được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài từ NgaTrung Quốc.[2] Từ tháng 12 năm 1991, Bình Nhưỡng đã chỉ định Rason là đặc khu kinh tế tự do và kỳ vọng sẽ là một cú hích mới trong chiến lược phát triển kinh tế nơi đây[1] và trong tương lai khu vực này được quy hoạch sẽ trở thành trung tâm du lịch, thương mại và vận tải quốc tế tiềm năng của Triều Tiên, xa hơn nữa Bình Nhưỡng mong muốn đặc khu kinh tế Nason trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, cơ sở xuất khẩu, chế biến, du lịch, tài chính của Đông Bắc Á, nhằm thu hút ngoại tệ. Triều Tiên hy vọng có các nhà máy do nước ngoài đầu tư và vận hành trong lĩnh vực lắp ráp và công nghệ cao và đang cho xây dựng Rason thành một khu thử nghiệm tương tự như cách mà Trung Quốc đã từng tiến hành ở Thâm Quyến là biến một làng chài thành một đặc khu kinh tế vào năm 1980 để giúp Trung Quốc đi lên.

Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầngkiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc, giới chức Triều Tiên cũng nỗ lực thu hút đầu tư vào vùng này, Triều Tiên hoan nghênh sự đầu tư từ tất cả các nước, trong đó có cả Mỹ, tuy nhiên nhấn mạnh đặc biệt coi trọng sự có mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc[1] Triều Tiên sẵn sàng sửa đổi cả các quy định liên quan đến khu công nghiệp Rajin Sonbong, gần biên giới. Bình Nhưỡng đã cho sửa đổi luật về đặc khu kinh tế Nason nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Chính quyền đã thực hiện việc giảm thuế, các nhà đầu tư nước ngoài được toàn quyền quản lý doanh nghiệp mà không lo về sự can thiệp của chính quyền, mức lương tối thiểu chỉ 80 USD một tháng, thấp hơn so với mức lương ở Trung Quốc[1] Nhưng kết quả thu về chưa được như ý. Các nhà phân tích và thương nhân nước ngoài vẫn còn hoài nghi về Triều Tiên. Họ cho rằng môi trường đầu tư ở quốc gia này không ổn định.